Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2012

Tổng kết Hội nghị Khoa học và Công nghệ Hạt nhân cán bộ trẻ ngành năng lượng nguyên tử lần thứ 2

           Với kết quả ban đầu đạt được của hội nghị lần thứ nhất, Hội Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam phối hợp với Đoàn thanh niên Viện NLNT Việt Nam đã quyết định tổ chức hội nghị lần thứ 2 nhân kỷ niệm 80 năm ngày sinh của Cố giáo sư Nguyễn Đình Tứ  (1.10.1932 -1.10.2012) người sáng lập và lãnh đạo đầu tiên ngành Năng lượng Nguyên tử Việt Nam. Khi làm nghiên cứu sinh và sau tiến sĩ tại Viện Liên hợp nghiên cứu hạt nhân Đúp na trong những năm 1960, ông là cộng tác viên, người lãnh đạo tập thể khoa học quốc tế và là một trong những tác giả chính của hơn 50 công trình nghiên cứu khoa học. Năm 1961, khi vừa tròn 30 tuổi Giáo sư đã thay mặt nhóm phát minh báo cáo kết quả tại diễn đàn Hội nghị quốc tế tại Tây Âu. Sau khi về nước Giáo sư Nguyễn Đình Tứ là người đặt nền móng, sáng lập, người lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp cho ngành Năng lượng Nguyên tử Việt Nam.Với những đóng góp to lớn cho lĩnh vực năng lượng nguyên tử, năm 2000, Giáo sư được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh cho công trình "Cụm công trình phát triển phản hạt Hyperon Sigma âm và tương lai của các hạt cơ bản và hạt nhân ở năng lượng cao" và được vinh dự trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh năm 2007. Giáo sư Nguyễn Đình Tứ là một tấm gương sáng để các thế hệ cán bộ trẻ ngành Năng lượng Nguyên tử học tập và phấn đấu.
          Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân cán bộ trẻ ngành năng lượng nguyên tử nghị lần thứ 2 với sự góp mặt của 55 báo cáo viên hầu hết đang làm luận văn thạc sĩ tới nghiên cứu sinh đến từ 7 đơn vị trực thuộc Viện Năng lượng Nguyên tử là Viện Khoa học và Kỹ thuật Hạt nhân, Viện Công nghệ Xạ hiếm, Viện nghiên cứu hạt nhân, Trung tâm Kiểm tra không phá hủy, Trung tâm Nghiên nghiên cứu triển khai Công nghệ Bức xạ, Trung tâm Ứng dụng Kỹ thuật Hạt nhân trong Công nghiệp, Trung tâm Chiếu Xạ Hà nội và có sự tham gia của báo cáo viên trẻ đến từ các đơn vị ngoài Viện như: Đại học Khoa học tự nhiên Tp. HCM, Đại học Đồng Nai, Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Đại học Khoa học Huế, Đại học Quốc Gia Tp. HCM, Trường CĐ Sư phạm Nha Trang.
Hội nghị năm nay chia làm hai tiểu ban:
Tiểu ban A: CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN VÀ CÁC LĨNH VỰC LIÊN QUAN
Với 25 báo cáo oral và 8 báo cáo poster
Với các báo cáo tiêu biểu trong vật lý hạt nhân như: “Phép đo trực tiếp 22Mg + alpha lần đầu tiên theo cơ chế động học ngược”,”Nghiên cứu phương pháp phân tích hàm lượng Rn-222 và Rn -220 trong không khí sử dụng đetector vết hạt nhân LR 115” hay báo cáo vật lý thiên văn “Kính thiên văn vô tuyến tại PTN VATLY”, đến các báo cáo tính toán an toàn lò như: “Tính toán tới hạn sự cố JCO bằng chương trình MCNP” và nghiên cứu vật liệu hạt nhân và quản lý chất thải phóng xạ là “Tách loại tạp chất trong nguyên liệu đầu của dây chuyền sản xuất ZnO 98,5% bằng phương pháp halogen hóa ”, “Nghiên cứu quá trình hoàn nguyên bột amoni urani tricacbonat thành UO2 và nghiên cứu tách loại Flo từ bột amoni urani tricacbonat thu được từ quá trình dung dịch UO2F2”
Tiểu ban B: ỨNG DỤNG KỸ THUẬT HẠT NHÂN TRONG Y TẾ, CÔNG NGHIỆP, NÔNG NGHIỆP, SINH HỌC, ĐỊA CHẤT THỦY VĂN VÀ MÔI TRƯỜNG
Với 19 báo cáo oral và 9 báo cáo poster
Có các báo cáo tiêu biểu như: “ Nghiên cứu sự thay đổi cấu trúc hiển vi ruột non chuột cống trắng được điều trị bằng tế bào gốc sau chiếu xạ”, báo cáo “Tổng hợp các gel ưa nước (Hydrogel) từ dung dịch (N- Isopropylacryllamide) bằng phương pháp chiếu xạ gamma ”, hay những báo cáo có ứng dụng các phương pháp mới về công nghệ là “Nghiên cứu gắn bạc nano lên sợi polyetylen biến tính ghép với axit acrylic bằng phương pháp chiếu xạ dùng làm vật liệu xử lý nước”. Và đặc biệt là một số báo cáo mang tính ứng dụng cao trong thực tế đó là “Nghiên cứu phát triển CT/SPECT trên cơ sơ thiết bị CT cấu hình một nguồn, một đầu dò quy mô phòng thí nghiệm”, “Nghiên cứu xử lý kiểm dịch ruồi đục quả Bactoceta correcta trên bưởi Năm roi bằng phương pháp chiếu xạ” hay “ Tạo hạt chitosan khâu mạch bền bằng xử lý chiếu xạ gamma cho ứng dụng hấp thụ các chất ô nhiễm hữu cơ” và đánh giá quan trắc môi trường “Sử dụng phương pháp phân tích phương sai để đánh giá mối tương quan giữa các nhân tố trong bụi khí ở HN”
Các báo cáo năm nay có số lượng nhiều hơn trải rộng rất nhiều lĩnh vực từ nghiên cứu cơ bản: phản ứng hạt nhân, tính toán lò, chu trình nhiên liệu trong lò phản ứng đến tia vũ trụ năng lượng cao, vật lý thiên văn. Đặc biệt các báo cáo mang tính thực tiễn cao trong việc ứng dụng và triển khai ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong nông nghiệp, công nghiệp, y tế  và các ngành kinh tế, kỹ thuật khác.  
Hội đồng khoa học của các tiểu ban đã tiến hành đánh giá và chọn ra 2 giải nhất 4 giải nhì và 8 giải ba cho các báo cáo viên:
Tiểu ban A:
Giải nhất :   -    Nguyễn  Văn Hiệp – Viện KH&KT HN
Giải nhì:      -    Hoàng Văn Khánh            -  Viện KH&KT HN
                    -    Nguyễn Văn Tùng             -  Viện Công nghệ Xạ hiếm
Giải ba:       -    Lê Đình Cường                  - Viện KH&KT HN
-       Nguyễn Thị Thảo              - Viện KH&KT HN
-       Lương Mạnh Hùng            - Viện Công nghệ Xạ hiếm
 Tiểu ban B:
Giải nhất :   -    Lê Anh Quốc        - Trung tâm NC&TK CNBX
Giải nhì:      -    Chế Thị Cẩm Hà             -  ĐH Khoa học Huế
                    -    Phạm Quang Hiếu           - Trung tâm Chiếu xạ Hà nội
Giải ba:       -    Phạm Văn Đạo                - Trung tâm UDKT HN CN
-       Nguyễn Thị Kim Lan      - Trung tâm NC&TK CNBX
-       Lê Tiến Thành                 - Trung tâm UDKT HN CN
 Ban tổ chức mong muốn hội nghị là nơi trao đổi các ý tưởng, kinh nghiệm cũng như hợp tác nghiên cứu giữa cán bộ trẻ thuộc các đơn vị trong và ngoài Viện NLNT trong tương lai.
Một số hình ảnh tại hội nghị:
Gs Đào Tiến Khoa trao đổi kinh nghiệm với các nhà khoa học trẻ
Lê Thị Thư - Trung tâm An toàn hạt nhân - Viện KHKT HN báo cáo tại hội nghị
Lê Anh Quốc - Trung tâm NC&TK Công nghệ Bức xạ báo cáo tại hội nghị
Đoàn viên thanh niên Viện NLNT liên hoan văn nghệ chào mừng thành công của hội nghị

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét